Thưa bà con chăn nuôi thỏ đang là một cơ hội rất tốt cho bà con làm giàu, bởi nó mang lại năng suất cao hơn rất nhiều so với các loại gia súc khác. Về cơ bản thì thỏ là loại dễ nuôi tuy nhiên để đạt hiệu quả cao bà con cũng cần nắm được kỹ thuật chọn giống, phối giống, cách chăm sóc thỏ tốt nhất cho cả thỏ mẹ, thỏ con và thỏ thương phẩm
Contents
Hướng dẫn chọn thỏ làm giống cho năng suất cao nhất
Nhà nông muốn làm giàu bằng nghề chăn nuôi thỏ điều quan trọng đầu tiên bà con cần chú ý chọn thỏ làm giống. Bà con nên chọn những con thỏ nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Và ưu tiên chọn thỏ cong có lông mịn, không cần quá mập nhưng có chiều dài và rộng tương đương nhau
Thỏ cái hậu bị phải dài mình, tai mỏng và dựng. Thân hình cân đối, lông mượt, không bị nấm ghẻ
Hướng dẫn kiểm tra thỏ cái đi giống, phối giống, và khám thai
Để kiểm tra thỏ có đi giống hay không thì quan sát bộ phận sinh dụng. Khi nó sưng hồng đỏ thì lúc này thỏ có biểu hiện đi giống. Lúc này bà con đưa thỏ cái qua lồng thỏ đực cho giao phối từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Khi thỏ đực giao phối thành công là trèo lên người thỏ cái thực hiện giao phối, đến lúc ngã sang bên cạnh là thành công
Chú ý: Không mang thỏ đực qua lồng thỏ cái, vì lúc này thỏ đực phải làm quen với chuồng thỏ mới sẽ làm chậm quá trình giao phối. Nhiều trường hợp thỏ đực còn gặp sự kháng cự của thỏ cái nên quá trình giáo phối gần như không sảy ra
Cách khám thai cho thỏ sau khi phối giống được ít nhất mười ngày
Sau mười ngày tiến hành khám thai, đây là kỹ thuật rất quan trọng. Để biết thỏ có đậu thai hay không để tiếp tục phối giống hay là chăm sóc thỏ mẹ giai đoạn mang thai. Khi con thỏ mang thai được 10 ngày tính từ ngày phối giống thì bắt đầu khám thai. Mình nhấc con thỏ lên rồi một tay giữ giữ phía gáy con thỏ, một tay cho vào phía dưới bụng phần xương chậu rồi sờ dần lên. Nếu thấy có các cục tròng như ngón tay chạy đi chạy lại thì đó là thai của con thỏ
nếu không có những cục đó thì thỏ chưa có chửa thì cần theo dõi khi nào thỏ lên giống thì cho phối lại. Còn khi thỏ có thai thì cần tiêm bổ sung canxi, b12, vitamin ADE giúp bào thai phát triển tốt, bổ sung vi chất cho thỏ mẹ trong quá trình nuôi thai sẽ khoẻ mạnh hơi.
Chăm sóc thỏ mẹ sau sinh và thỏ con mới sinh
Thời gian thỏ mang thai khoảng 30 ngày, ngay sau khi thỏ đẻ xong cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho thỏ mẹ khoẻ mạnh đầy đủ sữa cho con bú. Nếu thỏ mẹ kém sữa cần bổ sung đạm sữa vào thức ăn cho thỏ mẹ, lượng sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Đối với những con thỏ đẻ trên 8 con thì có thể tiến hành ghép bớt qua những nái thỏ đẻ số lượng con ít hơn. Để cho thỏ con phát triển đều hơn
Chăm sóc thỏ con xem thỏ mẹ có cho con bú no không, bụng căng trắng sữa là chứng tỏ thỏ mẹ sữa rất tốt
Phòng bệnh cho thỏ con
Phòng bệnh e-coli
Từ 10 đến 15 ngày tuổi thì bắt đầu nhỏ phòng thuốc ecoli cho thỏ con. Bà con có thể mua loại thuốc giành cho lợn con hoặc các thuốc phòng và trị ecoli phổ biến ở tiệm thú y
Phòng bệnh cầu trùng
Sau một tháng từ ngày sinh thì phòng cầu trùng, chúng ta sẽ trộn thuốc cầu trùng vào thức ăn trong 5 ngày liên tục.thỏ
Phòng bệnh nấm ghẻ
Tiếp đó là phòng bệnh nấm và khi thỏ đạt 60 ngày tuổi thì tiêm phòng ghẻ, nấm ghẻ. Hiện nay thuốc hiệu quả nhất là thuốc dạng tiêm có bán tại website: thosachsocson.com Ở Việt Nam chưa có thuốc phòng và điều trị nấm ghẻ dành riêng cho thỏ. Bà con có thể liên hệ với trang trại bán thuốc nấm ghẻ cho thỏ: 0965 85 4341 – 0975 85 4341
Nuôi thỏ thịt
Sau đó cho sang chuồng nuôi thỏ thịt để chăm sóc từng con một, vỗ béo chờ ngày xuất chuồng
Kết luận
Nắm bắt tốt kỹ thuật thỏ thương phẩm, sinh sản và đầu tư theo chăn nuôi theo quy mô công nghiệp áp dụng mô hình chuồng thỏ công nghiệp hiện đại, kỹ thuật nuôi thỏ sẽ là định hướng đầy tiềm năng cho bà con làm giàu từ chăn nuôi thỏ.
Hi vọng thời gian tới ngành nuôi thỏ ngày càng phát triền, tạo cung cầu đa dạng cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam