Nắng nóng là thời điểm dễ bị nhiễm bệnh nhất, đặc biệt các bệnh ghép như tụ huyết trùng ghép cầu trùng gây chết hàng loạt rất là nhanh. Khi mắc phải bệnh này thỏ sẽ có những biểu hiện như thế nào và cách điều trị chúng tôi xin mời bà con theo dõi bài viết dưới đây
Thỏ vẫn ăn uống bình thường rồi có khi bỏ ăn một bữa, chân bị bại yếu không đi đứng được, sau khoảng thời gian vài tiếng sau nằm nghiêm lịm đi rồi chết. Khi bị bệnh cầu trùng thì thỏ không nhất thiết tiêu chảy, tiêu chảy ra máu đã số khi tiêu chảy, ra máu thì đã kết hợp với bệnh viêm ruột. Khi quan sát thỏ yếu dần, gầy và chết hoặc khi đi tiểu thấy màu đỏ, mà trắng đục thì đó là biểu hiện của bệnh cầu trùng
Contents
- 1 Bệnh tụ huyết trùng ghép với cầu trùng thường ủ bệnh trong 2 đến 3 ngày. Thỏ sau đó gầy dần và chết nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan và gây chết hàng loạt rất nhanh
- 2 Thỏ bị bệnh trong mùa nắng nóng
- 3 Bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ hay còn gọi là bệnh bại huyết lây lan rộng gây thiệt hại lớn làm hàng trăm con thỏ chết
- 4 Tổng kết
Bệnh tụ huyết trùng ghép với cầu trùng thường ủ bệnh trong 2 đến 3 ngày. Thỏ sau đó gầy dần và chết nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan và gây chết hàng loạt rất nhanh
Thỏ bố mẹ đang khoẻ mạnh bình thường thì thấy một số con đi ngoài phân lỏng, dạng hình bãi như phân lợn rồi có biểu hiện mệt mỏi không muốn vận động. Bệnh tình dù đã tiêm kháng sinh, cầu trùng nhưng bệnh không thuyên giảm đặc biệt những con bị bệnh này khi có biểu hiện ra ngoài thì chỉ từ 6 đến 8 tiếng sau là chết. Với biểu hiện trên thì thỏ đã mắc bệnh cầu trùng ghép tụ huyết trùng chính vì vậy thỏ chết rất là nhanh. Để khống chế bệnh này thì cần phải
- tách thỏ bệnh ra khỏi đàn, dùng thuốc sát trùng khử trùng chuồng trại mỗi ngày một lần và liên tục một tuần
- giữ ấm cho các đàn thỏ.Thức ăn xanh thì cần phải rửa sạch và phơi tái, nếu có điều kiện thì cho thỏ ăn lá có chất chất như ổi, mơ lông, chè tươi…
Bước 2 dùng thuốc điều trị
- Thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức để kháng vitamin C + vitamin b1, cafein, UROTROPIN tiêm cho thỏ ngày một lần theo hướng dẫn trên bao bỉ sản phẩm. Đồng thời sử dụng điện giải, mutilvit và vitamin ADE và thuốc giải độc thận hoà với nước cho thỏ uống tự do hàng ngày
- Dùng thuốc điều trị cầu trùng và tụ huyết trùng thì dùng thuốc Kanamycin hoặc penstep hoặc các loại kháng sinh phổ rộng khác tiêm vào buổi sáng theo hướng dẫn. Buổi chiều thì dùng thuốc điều trị cầu trùng cho uống hoặc tiêm có thành phần SULFAQUINOXALIN hoặc SULFALUCHZIN như anticoc… Điều trị liên tục 5 đến 7 ngày (Streptomicin với liều 0.01gr/1kg thể trọng, Kanamycin là 0.05gr/1kg)
- Liều phòng bằng 1/2 so với liều điều trị
Thỏ bị bệnh trong mùa nắng nóng
Thỏ có biểu hiện chảy nước mũi, nước miệng bỏ ăn, suy kiệt và tiêu chảy và thường xuyên chúi đầu xuống sàn thỏ bị run lẩy bẩy đứng không vững. Đa số bị ở thỏ mẹ đang nuôi con, ngày nào cũng có con chết nếu không phát triển và điều trị kịp thời sẽ chết liên tục
Nguyên nhân do thỏ bị sốc nhiệt không riêng với thỏ mà còn mới một số đối tượng khác như gia cầm thì hiện tượng chết cho sốc nhiệt rất là cao. Nắng nóng làm cho nhiệt độ chuồng thỏ công nghiệp rất là cao, nhiệt độ ít nhất trên 32 độ C
Triệu chứng bệnh viêm ruột tiêu chảy
thỏ tiêu chảy, chảy nước rãi, run rẩy và gầy yếu
Triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp
- Thỏ gầy yếu
- Chảy nước mũi, khó thở
- Thở có tiếng ran
- Có dịch mũi chảy ra
Thỏ mẹ sau sinh gầy dần, bỏ ăn
Kiểm tra xem thỏ có biểu hiện bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp không nếu có thì phải điều trị ngay. Còn nguyên nhân nữa do thời tiết nắng nóng làm thỏ bị sốc nhiệt, mệt mỏi ăn ít rồi lại phải nuôi con lên suy kiệt nhanh. Thỏ có rất ít tuyến mồ hôi dưới da gần như không hoạt động nên lượng nhiệt thoát ra chủ yếu qua đường hô hấp. Nhiệt độ phù hợp từ 25 đến 28 độ C, nếu cao hơn thỏ sẽ phải thở nhanh hơn để thoát nhiệt. Thỏ cũng rất nhạy cảm với độ ẩm chỉ phù hợp với khoảng 50%, khi độ ẩm chuồng nuôi cao do phun sương, mưa nhiều kết hợp với gió lùa sẽ làm thỏ bị cảm lạnh, viêm phổi
Thỏ rất cần nước, trung bình từ 50ml đến 200ml mỗi ngày, tuy nhiên do nắng nóng mà thỏ phải uống nhiều hơn bình thường. Lượng nước thừa lâu dần sẽ gây viêm ruột, tiêu chảy. Thức ăn xanh cũng cần phải phơi héo một phần để giảm lượng nước nhằm tránh gây bệnh đường ruột
Cách phòng bệnh trong mùa nắng nóng
Vào những ngày nắng nóng thì cần cho uống điện giải, vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1, vitamin C, vitamin B12 để tăng sức đề kháng cho thỏ, giảm hiện tượng sốc nhiệt
Cách tiêm bệnh cho thỏ
Tiêm ở cơ lưng, dưới da thì cần cầm vào tay thỏ giữa thật chặt, cắm mũi kim ngửa lên và đâm xuyên góc khoảng 35 độ. Sau đó xoa nhẹ vị trí tiêm để thuốc nhanh tan cũng đồng thời làm miệng vết thương khép lại để thuốc không chảy ra
Bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ hay còn gọi là bệnh bại huyết lây lan rộng gây thiệt hại lớn làm hàng trăm con thỏ chết
Có những đàn thỏ khi bị bại huyết có thể bị xoá sổ hoàn toàn chính vì vậy cần phải phát hiện bệnh sớm và hiểu nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Bệnh xuất huyết thỏ xuất hiện nhanh và kết thúc cũng nhanh thời gian ủ bệnh chỉ khoảng 2 ngày. Bệnh này diễn ra quanh năm và không theo mùa, không phân biệt giới tính và giống thỏ. Bệnh lây truyền nhanh do tiếp xúc giữa thỏ khoẻ và thỏ bệnh, ngoài ra virus có thể lây truyền qua không khí
Biểu hiện bệnh bại huyết ở thỏ
Biểu hiện thỏ ủ rũ, bỏ ăn và ít vận động. Thỏ có dấu hiệu thần kinh chạy lồng lộn, co giật rồi chết thì rất có thể đã bị xuất huyết truyền nhiễm lây lan nhanh gây chết hàng loạt
Tất cả những con bị xuất huyết truyền nhiễm khi cầm tai nhấc lên một tay đỡ hông thì nước phân chảy ra phân nước màu như bã trầu, mũi thì có nước chảy ra màu hồng. Khi chết thì bãi chân, giãy đành đành và chết rất nhanh với số lượng lớn
Nguyên nhân xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ là do virus calicivirus
Bệnh xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ do virus siêu vi trùng ( CALICIVIRUS )gây lên cực kỳ nguy hiểm vì tốt độ lây lan nhanh, các loại kháng sinh đều không có tác dụng.
Cacivirus gây xuất huyết ở tất cả các cơ quan nội tạng, đầu tiên virus xâm nhậm và gây tổn thương ở ruột non và gan. Tiếp theo virus xuyên qua thành mạch và xâm nhập vào mạch máu gây tụ huyết gây chết với tỉ lệ có thể lên đến 100%
Đầu tiên là thỏ bị nhồi máu cơ tim , các mao mạch ở phế quản bị phồng rộp hết lên. Khi vặt lông thì da xám đen, các màng ruột đều xuất huyết đỏ hết
Phòng bệnh bại huyết ở thỏ bằng vaccine là cách hiệu quả nhất
Khi bệnh xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ khi đã phát tác thì điều trị gần như không có kết quả vì mầm bệnh do virus gây ra chính vì vậy cách phòng sẽ mang lại hiệu quả nhất. Khi phát hiện trong đàn có thỏ chết thì cần phải cách li thỏ ốm và thỏ khoẻ. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ nuôi thỏ và dùng vôi bột rắc xuống nền chuồng.
Về phòng bệnh thì chỉ chỉ vaccine để phòng bệnh, còn không có cách điều trị. Vaccine thì tiêm dưới da, hoặc bắp thịt để phòng bệnh cho thỏ đều được, tiêm nhắc lại khoảng 6 tháng một lần
Tổng kết
Trên đây là một số bệnh thỏ thường mắc phải mà có tỉ lệ tử vong cao, lây lan hoặc diễn ra ở quy mô lớn toàn trại gây chết nhanh. Ngoài yếu tố môi trường thì khâu vệ sinh chuồng trại chăn nuôi thỏ, dụng cụ nuôi thỏ, môi trường thoáng mát cũng rất quan trọng và phải thực hiện hàng ngày